Tìm hiểu thủ tục xuất khẩu quế và hoa hồi làm gia vị

Quế và hoa hồi là nguyên liệu làm gia vị được dùng phổ biến tại Ấn Độ, Bangladesh và một số nước Trung Đông. Đây đều là những mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế xuất khẩu. Tuy nhiên thủ tục xuất khẩu quế và hoa hồi làm gia vị như thế nào thì không phải ai cũng biết. Nếu doanh nghiệp của bạn đang có nhu cầu xuất khẩu mặt hàng này thì hãy tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Quế và hoa hồi là gì?
Quế và hoa hồi đều là những gia vị khô được sử dụng rất nhiều trong các gia đình. Trong đó hoa hồi là gia vị không thể thiếu trong món phở của Việt Nam. Đây cũng là gia vị quen thuộc trong các bữa ăn của người Ấn Độ, Singapore, Bangladesh và các nước Trung Đông. Nhu cầu nhập khẩu quế và hoa hồi ở những nước này rất cao.

Hoa hồi được trồng phổ biến ở các tỉnh Đông Bắc Việt Nam. Đây là loại cây gia vị có chiều cao khoảng 6-10m. Thân cây thẳng, nhẵn và có màu nâu xám. Bộ phận được sử dụng để làm gia vị xuất khẩu là hoa hồi phơi khô.

Trong khi đó, quế cũng là một loại cây dùng làm thuốc và gia vị rất phổ biến ở nước ta. Vỏ cây, cành cây quế mùi thơm nồng và có vị cay. Mỗi bộ phận của cây quế đều có tác dụng riêng và được khai thác chế biến khác nhau. Chẳng hạn như lá cây được chưng cất tinh dầu, vỏ cây được dùng làm gia vị, làm thuốc. Gỗ quế được sử dụng để làm đồ nội thất,…

Quế và hoa hồi là loại gia vị được xuất khẩu rất nhiều hiện nay

Ưu điểm của quế và hoa hồi

Ưu điểm của quế và hoa hồi chính là ở những công dụng tuyệt vời của sản phẩm này đối với sức khỏe con người. Quế và hoa hồi là loại gia vị, thuốc chữa bệnh mang đến rất nhiều lợi ích.

Công dụng của quế

Quế có thể sử dụng dưới dạng các thanh vỏ hoặc được xay nhuyễn. Dù chế biến ở dạng nào thì sản phẩm cũng mang đến những công dụng tuyệt vời sức khỏe và sắc đẹp.

  • Quế là gia vị được sử dụng phổ biến trong nhiều món ăn khác nhau ở nhiều quốc gia.
  • Các thành phần trong quế có tác dụng tiêu diệt các loại nấm và vi khuẩn có hại. Chính vì thế quế có tác dụng trị viêm dạ dày, viêm họng,….
  • Sử dụng quế làm gia vị hàng ngày cũng là cách để cải thiện sắc đẹp, trị mụn, làm đẹp da, ngăn chặn những tác động xấu của môi trường lên sức khỏe và sắc đẹp.
  • Quế cũng có tác dụng giúp bổ não, tăng cường trí nhớ, giảm áp lực căng thẳng. Đây là liều thuốc hiệu quả đối với những người bị mắc bệnh suy giảm trí nhớ.
  • Sử dụng quế như một gia vị trong các đồ ăn, thức uống hàng ngày sẽ giúp tăng cường trao đổi chất. Nhờ đó có hiệu quả tốt đối với quá trình giảm cân.
  • Trong quế có thành phần kháng sinh tự nhiên. Chính vì thế quế cũng giúp điều trị các viêm nhiễm và giúp mau lành vết thương.
  • Quế cũng chứa thành phần giúp chống oxy hóa, làm giảm cholesterol. Nhờ đó loại gia vị này có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim mạch và phòng chống một số bệnh ung thư.
  • Sử dụng 1g đến 6g quế mỗi ngày còn giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
  • Quế còn có tác dụng rất tốt để khử mùi, làm sạch miệng, bảo vệ răng khỏi sự tấn công của vi khuẩn và giúp chữa sâu răng.
  • Bên cạnh đó, quế còn được dùng rất nhiều trong các bài thuốc trị mụn, tẩy da chết, trị rụng tóc….Quế là nguyên liệu tuyệt vời để chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp cho nữ giới.

Công dụng của hoa hồi

Cũng như quế, hoa hồi có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe người dùng. Đây là loại gia vị hoàn hảo từ mùi hương độc đáo đến những lợi ích tuyệt vời.

  • Nhắc đến hoa hồi là nhắc đến một loại gia vị được sử dụng rất nhiều trong các món ăn của người Châu Á. Hoa hồi sẽ giúp các món ăn được nâng lên một tầm cao mới, tạo nên hương vị tinh tế, khó quên, kích thích vị giác và mang đến cảm giác ngon miệng hơn.
  • Hoa hồi ngâm với rượu có tác dụng điều trị nhiều bệnh thường gặp ở người như cảm lạnh, ho, đau bụng, đau đầu, các bệnh về xương khớp.
  • Hoa hồi cũng là nguyên liệu tuyệt vời để trị các bệnh về da, ghẻ lở và nhiều bệnh khác.
  • Hoa hồi cũng được nhiều chị em sử dụng để xông mặt mỗi tuần giúp cho làm da sạch mụn và rạng rỡ.
  • Hoa hồi chế biến các món ăn cho phụ nữ sau sinh có tác dụng gọi sữa về nhiều hơn sữa có mùi thơm hơn.
  • Ngoài ra hoa hồi còn được được sử dụng để làm bánh kẹo, các loại rượu và rất nhiều công dụng khác trong cuộc sống.

Hoa hồi là gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn

Căn cứ pháp lý và chính sách xuất khẩu hoa quế và hoa hồi làm gia vị

Mặt hàng quế và hoa hồi của Việt Nam ngày càng có vị thế vững chắc trên thị trường quốc tế và được nhiều người ưa chuộng. Hiện nay Ấn Độ và một số nước Trung Đông là những quốc gia nhập khẩu quế và hoa hồi từ Việt Nam rất nhiều. Việt Nam cũng có tiềm năng lớn để phát triển mặt hàng này. Nhiều doanh nghiệp có mong muốn xuất khẩu quế, hoa hồi ra nước ngoài. Tuy nhiên thủ tục xuất khẩu quế và hoa hồi làm gia vị như thế nào thì không phải ai cũng nắm rõ. Bởi vậy doanh nghiệp muốn xuất khẩu thuận lợi thì cần nắm được các chính sách với mặt hàng này.

Dẫn chứng pháp lý

Quế và hoa hồi đều là những sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật và là một loại nông sản. Theo quy định chung thì các mặt hàng nông sản không thuộc diện cấm xuất khẩu. Để làm Thủ tục xuất khẩu quế và hoa hồi làm gia vị thương nhân xuất khẩu nên tìm hiểu một số thông tư, văn bản dưới đây:

  • Thông tư số 11/2021/TT-BNNPTNT ngày 20/9/2021 thay thế thông tư 15/2018/TT-BNNPTNT ngày 29/10/2018 ban hành bảng mã HS với các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ NN và PTNT và cần phải được kiểm tra chuyên ngành trước khi thông quan.
  • Nghị định Số: 125/2017/NĐ-CP về biểu thuế nhập khẩu, biểu thuế xuất khẩu của các mặt hàng chịu thuế.
  • Thông tư số 39/2018/TT-BTC là những hướng dẫn cụ thể về việc chuẩn bị thủ tục hải quan nói chung và thủ tục xuất khẩu quế và hoa hồi làm gia vị nói riêng.

Các thông tư văn bản về xuất khẩu quế và hoa hồi làm gia vị

Nhìn chung, các loại nông sản đều được Chính phủ khuyến khích xuất khẩu. Do đó những quy định về xuất khẩu mặt hàng này không có nhiều. Thủ tục xuất khẩu quế và hoa hồi làm gia vị phức tạp chủ yếu do những yêu cầu từ bên nhập khẩu. Mặt hàng quế và hoa hồi thuộc diện kiểm tra chuyên ngành của Cục Bảo vệ thực vật và cần phải làm kiểm dịch khi nhập khẩu vào Việt Nam. Tuy nhiên mặt hàng này khi xuất khẩu thì rất dễ dàng. Doanh nghiệp chủ yếu làm thủ tục hải quan. Các hồ sơ chứng từ khác theo yêu cầu từ phía đối tác. Dưới đây là những quy định cụ thể trong các thông tư văn bản về việc xuất khẩu quế và hoa hồi.

  • Phụ lục II Thông tư số 11/2021/TT-BNNPTNT ngày 20/9/2021 cho thấy mặt hàng quế, hoa hồi thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ NN và PTNT.
  • Khoản 4, Điều 1, Thông tư số 11/2021/TT-BNNPTNT cũng nêu rõ việc kiểm tra chuyên ngành, kiểm dịch thực vật đối với các mặt hàng xuất khẩu thuộc quản lý của Bộ NN và PTNT được thực hiện theo đề nghị của doanh nghiệp để đáp ứng yêu cầu của bên nhập khẩu.
  • Khoản 5, Điều 1, Thông tư số 39/2018/TT-BTC hướng dẫn về thủ tục hải quan. Theo đó, doanh nghiệp xuất khẩu quế và hoa hồi làm gia vị sẽ dựa trên những hướng dẫn này để hoàn thiện thủ tục hải quan.
  • Khoản 2, Điều 4 Nghị định số 125/2017/NĐ-CP ban hành kèm theo là phụ lục I với mã hàng, mô tả hàng hóa và mức thuế xuất khẩu cho các mặt hàng chịu thuế. Tuy nhiên không có mặt hàng quế và hoa hồi trong danh sách phụ lục này. Vì thế quế và hoa hồi làm gia vị là những mặt hàng không cần đóng thuế xuất khẩu.

Như vậy, theo quy định thì mặt hàng quế và hoa hồi không thuộc diện cấm xuất khẩu. Khi nhập khẩu bắt buộc phải kiểm dịch. Tuy nhiên khi xuất khẩu thì kiểm dịch thực vật hay không là phụ thuộc vào yêu cầu của nước nhập khẩu. Còn việc làm thủ tục hải quan thì cần thực hiện theo quy định như tất cả các mặt hàng xuất khẩu khác.

Hoa hồi và quế không thuộc diện cấm xuất khẩu

Quy định về thuế xuất khẩu và HS code

Một số doanh nghiệp khi mới bước chân vào kinh doanh mặt hàng này sẽ thắc mắc không biết quy định về thuế và mã HS code của mặt hàng quế và hoa hồi là bao nhiêu? Chắc chắn khi làm thủ tục xuất khẩu quế và hoa hồi làm gia vị doanh nghiệp cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng vấn đề này.

Quy định về thuế xuất khẩu

Như đã nói ở trên, Quế và hoa hồi không nằm trong biểu thuế xuất khẩu của phụ lục I, Nghị định 125/2017/NĐ-CP. Bởi vậy các mặt hàng này không phải nộp thuế, tức là thuế xuất khẩu là 0%. Đây là chính sách để nhà nước hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Đồng thời khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng nông sản ra nước ngoài.

HS code

Việc xác định mã HS code của mặt hàng quế và hoa hồi không khó. Theo đó để xác định mã HS code chính xác, doanh nghiệp có thể căn cứ vào biểu thuế xuất khẩu năm 2021.

Căn cứ vào biểu thuế xuất khẩu 2021, doanh nghiệp có thể tham khảo mã HS code của quế, hoa hồi như sau:

  • 09061100: Mã HS code của mặt hàng quế chưa xay
  • 09062000: Mã HS code của mặt hàng quế đã xay, nghiền thành bột
  • 09061900: Mã HS code của mặt hàng quế khác
  • 09096110: Mã HS code của hoa hồi anise (tiểu hồi) chưa xay, chưa nghiền
  • 09096120: Mã HS code của hoa hồi badian (đại hồi) chưa xay, chưa nghiền
  • 09096210: Mã HS code của hoa hồi anise (tiểu hồi) đã xay hoặc nghiền
  • 09096220: Mã HS code của hoa hồi badian (đại hồi) đã xay hoặc nghiền

Thuế xuất khẩu cho các mặt hàng này đều là 0%. Khi làm thủ tục xuất khẩu quế và hoa hồi làm gia vị, doanh nghiệp có thể tham khảo mã HS code như trên.

Cần xác định đúng mã HS code cho mặt hàng quế và hoa hồi

Hướng dẫn thủ tục xuất khẩu quế và hoa hồi làm gia vị

Quế và hoa hồi đều là những mặt hàng không cần cấp giấy phép xuất khẩu. Vì thế thủ tục hải quan được thực hiện như bình thường. Tuy nhiên, như đã nói doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ, chứng từ theo yêu cầu của đối tác như hồ sơ kiểm dịch thực vật, hồ sơ hun trùng, hồ sơ chứng nhận y tế,…

Các loại hồ sơ cần chuẩn bị

Doanh nghiệp có thể phải chuẩn bị các loại hồ sơ chứng từ sau (phụ thuộc vào điều kiện của bên nhập khẩu):

Hồ sơ hải quan

Với hồ sơ hải quan, thương nhân xuất khẩu quế, hoa hồi cần chuẩn bị theo hướng dẫn của khoản 5 điều 1 thông tư 39/2018/TT-BTC. Đính kèm hồ sơ V5, doanh nghiệp chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Hóa đơn thương mại
  • Các loại giấy tờ đầu vào ( hóa đơn, bảng kê thu mua hàng hóa)
  • Phiếu đóng gói hàng hóa,
  • Hợp đồng ủy thác xuất khẩu (nếu được ủy thác)

Hồ sơ kiểm dịch thực vật

Hải quan Việt Nam sẽ không yêu cầu xuất trình hồ sơ kiểm dịch thực vật. Tuy nhiên đối tác nhập khẩu có thể yêu cầu cung cấp giấy tờ này để đảm bảo an toàn, chất lượng về hàng hóa. Do đó doanh nghiệp cần làm hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật. Bộ hồ sơ này bao gồm các loại giấy tờ sau:

Đơn xin kiểm dịch thực vật

  • Mẫu mặt hàng ống hút tre, ống hút cỏ bàng
  • Hợp đồng, hóa đơn mua bán, vận đơn, bảng kê hàng hóa
  • Giấy ủy quyền của chủ hàng nếu có

Hồ sơ đăng ký hun trùng

Hồ sơ đăng ký hun trùng sẽ bao gồm một số loại giấy tờ như: Bảng kê chi tiết hàng hóa, hóa đơn đường biển, vận đơn. Việc hun trùng sẽ được thực hiện ngay tại cảng nơi hàng hóa được tập kết để thông quan và thực hiện trong vòng 24 giờ trước khi tàu chạy.

Thủ tục xuất khẩu quế và hoa hồi làm gia vị cần hoàn thiện giấy tờ theo yêu cầu của đối tác

Nơi đăng ký hồ sơ / ban ngành

Doanh nghiệp đăng ký hải quan tại Chi cục Hải quan nơi tập kết hàng xuất khẩu hoặc nơi doanh nghiệp có trụ sở. Đối với hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật, doanh nghiệp đăng ký kiểm dịch thực vật tại Chi cục Bảo vệ thực vật. Hồ sơ hun trùng sẽ được thực hiện tại cảng trong vòng 24h trước khi tàu chạy.

Chuẩn bị hồ sơ, chứng từ cụ thể

Như vậy, doanh nghiệp xuất khẩu quế và hoa hồi cần chuẩn bị các loại hồ sơ chứng từ bao gồm:

  • Tờ khai hải quan xuất khẩu
  • Hóa đơn thương mại
  • Bảng kê hàng hóa
  • Vận đơn
  • Hợp đồng thương mại
  • Giấy ủy quyền xuất khẩu nếu có
  • Giấy chứng nhận chất lượng, chứng nhận xuất xứ sản phẩm
  • Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật
  • Giấy chứng nhận hun trùng